Trường Tiểu học Ba Dinh tổ chức Hoạt động ngoại khoá truyền thông phòng tránh, giảm thiểu tác hại của bom mìn, vật nổ cho học sinh.
Lượt xem:
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Hàng triệu hecta đất vẫn tiềm ẩn nguy cơ từ vật liệu nổ chưa được xử lý, gây ra nhiều tai nạn thương tâm, đặc biệt là với trẻ em và người dân sống tại các vùng bị ô nhiễm bom mìn.
Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, về nguy cơ, cách nhận biết và phòng tránh tai nạn bom mìn, chương trình truyền thông giảm thiểu tác hại của bom mìn được triển khai.
Chương trình không chỉ là một nỗ lực phòng tránh rủi ro mà còn thể hiện cam kết nhân đạo và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc xây dựng một môi trường an toàn, hòa bình cho các thế hệ tương lai.
Căn cứ Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 05/3/2025 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc phê duyệt văn kiện Chương trình truyền thông phòng tránh,
giảm thiểu tác hại của bom mìn, vật nổ và hỗ trợ dụng cụ, sinh kế cho người
khuyết tật, nạn nhân bom mìn tại Quảng Ngãi năm 2025 do Cơ quan viện trợ
Ireland tài trợ thông qua Văn phòng Điều phối Dự án RENEW phối hợp thực hiện“gọi tắt là Chương trình truyền thông”; Kế hoạch số 53/KH-CTĐQNg ngày 11/3/2025 của Hội Chữ thập đỏ tỉnh về triển khai Chương trình truyền thông năm 2025;
Thực hiện công văn số 66/CTĐQNg ngày 21/3/2025 về triển khai hoạt động ngoại khóa truyền thông về tác động của bom mìn tại các trường Tiểu học thuộc huyện Ba Tơ và Nghĩa Hành năm 2025.
Ngày 15/4/2025, Trường Tiểu học Ba Dinh tổ chức Hoạt động ngoại khoá truyền thông phòng tránh, giảm thiểu tác hại của bom mìn, vật nổ cho học sinh.
Về dự hoạt động có bà Phan Thị Thu Trang – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Ba Tơ.
* Về phía nhà trường có:
– Cô giáo Bùi Thị Nguyệt – Hiệu trưởng nhà trường;
– Thầy giáo Huỳnh Long Nguyện – Phó hiệu trưởng nhà trường;
Cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo, nhân viên và tất cả các em học sinh của trường.
Cô giáo Bùi Thị Nguyệt – Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc.
* Nội dung
Trong cùng thời gian tổ chức song song 2 hoạt động:
4.1. Vẽ tranh
– Thành phần: khối lớp 3, 4, 5.
– Số lượng: mỗi lớp chọn 5 học sinh và GVCN.
– Thời gian: 90 phút.
– Chủ đề “Phòng tránh tai nạn bom mìn”.
Truyền thông tập trung
– Thành phần: Đại biểu; BGH; Học sinh và GVCN từ lớp 1 đến lớp 5 (trừ học sinh và GVCN tham gia vẽ tranh); nhân viên nhà trường.
– Nội dung:
+ Giới thiệu về bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh;
+ Hướng dẫn cách nhận biết các loại bom, mìn phổ biến;
+ Các quy tắc an toàn;
+ Vai trò của lực lượng rà phá bom, mìn.
+ Trò chơi: kéo co dành cho khối lớp 1, 2.
Thông qua các hoạt động truyền thông giúp học sinh sáng tạo, dễ tiếp cận và phù hợp với từng địa phương, chương trình hướng đến việc: Nâng cao nhận thức của học sinh về nguy cơ bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh; Giúp học sinh biết cách nhận diện và phòng tránh bom, mìn; Tạo sân chơi sáng tạo, khuyến khích học sinh thể hiện hiểu biết qua tranh vẽ; Sản phẩm tranh vẽ có thể được trưng bày để tiếp tục tuyên truyền trong trường học./.